Hồ Nam hiện là tay phượt có hạng của k6, chỉ sau Đào Việt Dũng. Thời gian qua, đi phượt tại một số địa danh trên vùng cao của Tổ Quốc, anh đã chụp được nhiều ảnh đẹp về thiên nhiên con người ở đó. Xin trân trọng giới thiệu để các bạn k10 thưởng thức một bộ sưu tập về ảnh “ruộng bậc thang” của NAG Hồ Nam.
Share this:
Related
Phiên chợ tình k6In "Bạn k10"
Ký sự ảnh Ba Bể - Cao Bằng - Lạng SơnIn "ảnh k10"
K10 cơ điện năm 2012 qua ảnhIn "ảnh k10"
Tháng 7 15, 2015 @ 09:13:37
Tháng 7 15, 2015 @ 11:20:21
Tháng 7 15, 2015 @ 11:32:00
Chuyện cũng không lạ : Mấy pac vào K6 được mấy tháng rồi đi bộ đội về học K10 5 năm nhưng lúc nào cũng nhận tao là K6 chẳng thấy nhắc đến nơi mình đã vật lộn 5 năm để trưởng thành một anh ks . Hình như xung danh K càng lùn càng oai hay sao ấy ? Pác nào thấu hiểu xin chỉ giáo cho cái đầu nông cạn , ngu muội của lão phu này .
Tháng 7 15, 2015 @ 12:42:24
Tháng 7 15, 2015 @ 14:02:55
Tháng 7 15, 2015 @ 15:54:22
Tháng 7 15, 2015 @ 16:18:18
Tuyệt vời ! Một NAG chân chính .
Tháng 7 15, 2015 @ 16:27:00
Tháng 7 15, 2015 @ 16:59:10
Tháng 7 15, 2015 @ 19:02:53
Tháng 7 15, 2015 @ 22:05:05
Tháng 7 15, 2015 @ 19:36:55
Người nông dân làm thế nào mà hang cây trên bờ tất cả các ruộng bậc thang đều tăm tắp, song song, cách đều mặt nươc.
Tháng 7 15, 2015 @ 22:08:31
Tháng 7 16, 2015 @ 11:20:09
-Thứ nhất là cái lứa của K6 nó có nhiều cái đặc biệt lắm : đó là phải qua kỳ thi tuyển đầu tiên với cái trường mà chưa biết nó ở đâu như thế nào mà lại tận trên rừng (Ngoài sức tưởng tượng ).Rồi có 2 tháng lao động cắt tranh và nứa lại tự làm nhà ở lớp học đào giếng …Đó chính là chất kết dính đầu tiên và rất tự hào của K6
-Thứ hai là có quá nhiều anh em k6 nhập ngũ và vào Nam chiến đấu ,dĩ nhiên K6 có số liệt sỹ chắc chỉ kém k5 thôi.đó là chất kết dính thứ hai nhưng lại là niềm tự hào còn hơn cái thứ nhất .Bây giờ đây ngồi gõ những dòng chữ này tôi lại ứa nước mắt khóc thầm mà nhớ tới các Bạn xưa nay không trở về học nữa .
-Thôi không nói nữa được chứ với tôi K6 hay K8 hay K10 như nhau cả thôi vì có K6 về K8 có K6 về K10 đó chính là chất kết dính thứ 3 và cũng là niềm tự hào không kém .
Mong các bạn cho thêm chất kết dính nữa nhé.
Tháng 7 16, 2015 @ 15:48:00
Tháng 7 16, 2015 @ 20:24:21
Song lão phu em không thấy mấy thuyết phục ( câu hỏi này đã được dành cho pác Chít mấy năm về trước ) bởi chẳng ai sống bằng quá khứ , dù nó hào hùng đên đâu ( vài tháng cắt tranh , làm nhà cùng nhau được ví như mối tình đầu thoảng qua hay như ngày nào hai bác chập chững cùng nhau vào lớp 1 ấy ) nó chỉ là dấu ấn mờ nhạt trong chuỗi thời gian cuộc đời mà thôi . Minh chứng khi hỏi vài anh học liền khóa 5 năm ,có biết anh A, B, C cùng khóa đi bộ đội không thì được trả lời : biết lờ mờ hình như có , hình như không .
Ghi nhận những anh K6 đi lính về luôn yêu thương , đùm bọc lẫn nhau làm tấm gương mẫu mực cho các K khác học tập về tình đồng đội. Hội K6 CĐ hiện nay được xem như hội CCB CĐ K6 .
Vẫn biết K6 hay K10 đều là thần dân Cơ Điện , song hình như k10 có điều gì đó không ổn lắm trong mắt các pac ?!!
Tháng 7 16, 2015 @ 16:06:44
Giải thích thêm câu hỏi của Thiện mít: ở vùng núi cao, người nông dân làm ruộng bậc thang bằng mức nước, nghĩa là dẫn nước đến chỗ cao nhất, dùng mặt nước để đắp bờ và mở rộng diện tích lớn nhất có thể. Sau đó tiếp tục làm như vậy đến ruộng bậc thang thấp hơn cho đến chân núi, chiều cao giữa các ruộng bằng nhau tùy theo độ dốc của núi, bờ ruộng được đắp cao hơn theo đường bình độ của núi. Cứ như vậy đã tạo ra các thửa ruộng bậc thang rất đẹp. Vấn đề quan trọng của ruộng bậc thang là tìm nguồn nước để dẫn vào thửa ruộng cao nhất để chảy xuống các thửa ruộng thấp hơn và kỹ thuật đắp bờ sao cho bền vững ổn định theo thời gian.
Đó là cả một kho kinh nghiệm lâu đời của người H”mông truyền lại cho đời sau, góp phần tạo ra những kiệt tác thiên nhiên cho chúng ta được thưởng thức.
Tháng 7 17, 2015 @ 22:22:19
Còn bác Thọ mom ơi ! Cứ có lệnh tập trung sinh hoạt các CLB là lên đường hưởng ứng ngay, lúc đó tha hồ mà kết dính, khéo ko gỡ nổi đấy.