Loay hoay ở đầu cầu Thăng Long mà vẫn chưa tìm ra lối lên cầu bằng xe máy. Tôi chợt nhớ điểm hẹn ở CIPUCHA, chỗ cổng chào có mấy con ngựa.Tôi đi tiếp, lại là lối lên cầu bằng ô tô. Lạ thật . May quá có một khoảng trống nhìn ra thì thấy cổng chào của khu CIPUCHA. Tôi tìm một chỗ hợp lý dừng xe chờ đợi . Từ vị trí này quan sát toàn bộ tuyến đường lên cầu Thăng Long.Nhìn dòng xe cộ tấp nập qua cầu tôi hiểu rằng bên kia có nhiều khu công nghiệp. Các loại xe đưa rước CN nối đuôi nhau với nhãn hiệu SAM SUNG , CANON, HONDA, vv và vv.
|
ĐIỂM HẸN
|
Đúng 7h tôi thấy một người xuất hiện với dáng như con chim đang hạ cánh. Đó là Nguyễn Văn Cường K7 K11 cũng vừa nghỉ hưu. Vài phút sau Nghiêm Xuân Cường đến anh là CSV K4 K8 một phát ngôn viên của CLBCC . Rồi Lê Ngọc Bảo xuất hiện .Đây cũng là một cần thủ đáng nể có nhiều năm kinh nghiệm Hôm nay CLB tổ chức đi câu ở hồ câu Bình Minh Đông Anh. Chúng tôi lên phía đầu cầu nhập đoàn với anh Cấp , Phạm Anh Dũng, Bình Tàu và Thọ mom.
|
Mô tô bay tay lái lụa |
|
TỐP THỨ NHẤT |
|
Đường qua cầu hối hả |
Sáng ra trời mát mẻ. Chúng tôi nối vào dòng người đi xe máy hối hả qua cầu. Đến giữa cầu thì gió giữa sông thổi vào người mát rượi ! Qua khỏi cầu chạy thêm khoảng 10km thì lên cầu vượt rẽ ngang sang phía đường đối diện đi ngược về phía Hà Nội khoảng 1km thấy một cái biển to tướng: " HỒ CÂU BÌNH MINH " .Chúng tôi rẽ vào. Tuy sát với đường cao tốc Bắc Thăng Long _ Nội Bài nhưng trong hồ lại yên tĩnh lạ thường.Có 2 hồ song song nhau. Một cái nhỏ và cái kia to gấp đôi.Xung quanh là các chòi câu, chúng tôi chia nhau vào trong các chòi.Lần này tôi cùng chòi với Lê Ngọc Bảo theo sự phân công của CLB. Bảo sẽ hướng dẫn tôi từ cách ném thính cách cho cần ra theo hướng ném thính. Tôi tuy đi câu vài lần rồi nhưng kĩ thuật còn quá non yếu. Lều sát bên to hơn tôi thấy Anh Cấp Phạm Anh Dũng, Nguyễn Văn Cường . Lều kế tiếp là Ngiêm Xuân Cường Thọ Mom. Còn Bình Tầu khong vào lều nào mà câu ở ngoài hồ.Đúng là hồ câu.Ở đây thu tiền hồ là 20.000 đ 1 cần.Câu được cá thì mua lại.Nếu không thì thả lại hồ.
|
HỒ CÂU BÌNH MINH |
|
BÌNH TÀU không cần chòi câu. |
|
Ai muốn câu được cá hãy học từ tư thế ngồi. Tay này thường xuyên câu được mỗi khi buông cần . Thời tiết cộng với kinh nghiệp sẽ cho một trận đánh thắng ! |
|
Tay này ngồi chưa được . |
|
Muốn cá ăn phải chuẩn bị kĩ lưỡng. Tay này chuẩn bị rải thính |
|
Tốp ba chuẩn bị cần |
Nghe thấy tiếng giật cần và reo hò.Phía bên kia là đoàn câu khác và họ đã câu được cá.Đoàn này toàn là những vị trên 70 tuổi.
_ Tôi rất hay sang đây câu. Một bác ở đoàn bạn nói .
_ Thế nhà bác ở đâu.
_ Tôi ở ngay Hồ Tây.
Kể cũng lạ, nghe đến đây tôi chưa hiểu rõ vấn đề. Tại sao nhà ngay hồ Tây mà lại sang tận bên này câu.
Người đó nói tiếp : _ Cả tuần tôi đi câu. Rất nhiều hồ câu ở Hà Nội tôi đi hết.
Đây mới là tay câu xuất sắc. Tôi quan sát thấy cần thủ này bó một nắm mồi to tướng như củ khoai trùm lên cục chì ( kiểu như chì là nhân bánh ). Sau đó với một loạt lưỡi câu ( khoảng 10 lưỡi ) cần thủ này ấn rải đều vào củ mồi trên. Khi cá đớp vào hoặc chạm vào cần thủ sẽ giật cần và chắc chắn cá sẽ bị mắc câu không lưỡi này thì lưỡi khác.Ông ta làm 3 cần,đặt xong xuôi ngồi uống nước chè và chờ cá cắn câu.
|
Một tay cần thủ đáng gờm với một cục mồi to bằng củ khoai lang và bên trong là 10 lưỡi câu chăng ngang dọc |
Còn bọn tôi cũng tích cực triển khai. Hồ câu nóng dần lên.Các cần thủ bắt đầu cởi trần để chiến đấu.Lê Ngọc Bảo là người nổ phát súng đầu tiên.Con cá khá to, Bảo dòng dòng cho nó bơi lượn dưới nước để chụp ảnh. Tôi cũng giật nhưng toàn cá bé. Phía xa Nghiêm Xuân Cường cũng đã giật được một con chép to. Rồi Bình Tàu là con cá nheo, anh Cấp là con rô phi. Ai cũng câu được không to thì nhỏ
|
Cá mắc câu thật là đau. |
. Cũng đã đến giờ nghỉ. Mâm cơm tám người được dọn ra. Đồ uống có rượu và bia lạnh. Tôi hơi ngạc nhiên : bia lạnh làm sao lại mang đi được. Bình tàu nói túi đỏ " Bia hơi Hà Nội "là túi đựng đồng thời bảo quản lạnh . Thật là nhất cử lưỡng tiện. Mọi người đề nghị Thọ Mom liên hệ CLBBH để trang bị hoặc mua cho CLBCC mỗi người một túi.
|
VUI MỪNG |
|
Để có được chú cá nằm trên mặt đất kể từ khi dưới nước là một quá trình luyện rèn công phu. |
|
Bữa trưa ngon miệng. |
|
Ăn cho no để chiều còn tiếp tục |
|
Nghỉ ngơi thư giãn sau khi ăn cơm./ |
Ăn xong nghỉ ngơi một lúc thì trời cũng đã về chiều.Chúng tôi câu thêm một lúc rồi cũng ra về. Tôi là người duy nhất mua con cá chép nặng 1,5kg mang về. Chưa lần nào đi câu có cá , lần này với con cá trong tay đường về như ngắn lại . Mọi người rẽ vào 183 HHT uống bia . Tôi thì không, vì muốn mang cá về ngay Về đến nhà cũng như mọi khi vợ bảo: _ Anh đi tắm rồi ăn cơm.
Tôi cố tình xách cái túi ni lông đựng cá đung đưa trước mặt mà vẫn không thấy vợ hỏi gì Có lẽ quá quen với cái cảnh đi câu không bao giờ được cá rồi . Tôi đứng yên trước mặt vợ .Vẫn không thấy nói gì tôi đành nói : _ Không thấy gì à ?
_ Cái gì đấy .
_ Cá chứ còn gì.
_ Anh mua à. Bao nhiêu tiền.
Tôi chột dạ Làm sao vợ biết . Nhưng tôi cũng cứ mạnh giọng.
_ Câu được không hỏi được mấy con lại bảo mua.
_ Thật không đấy.Lần đầu câu được mà lại con to thế.
_ À những con nhỏ vứt đi không lấy.
_ Ha ha giỏi thật cũng câu được cá cơ đấy.
_ Thì đi câu mãi cũng phải được chứ.
Tôi lên gác luôn để tắm giặt và để khỏi nói chuyện nhiều về cá.
Trong khi đó vợ ra chợ nhờ làm cá và mua ít xả ớt gừng về và cho hấp bia chú cá.Hai đứa nhỏ đi vắng ,chỉ có hai vợ chồng ăn vậy . Vợ bảo :
_ Đúng là cá quê . Ngon thật !
Thày U mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về.
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều...."
Dân thành phố ở mọi quốc gia nhất là những nước phát triển khi về cuối tuần,cuối tháng...và nhất là về cuối đời người ta lại thích về những nơi miền quê yên tĩnh, chân chất để hưởng thụ hương đồng gió nội.
Còn CLBCC cần chú ý: trươc khi đi câu mỗi pác nên có bài trước,- đặt sẵn bà bán cá nơi chợ gần nhà,khi "hành quân về"dù câu được hay không thì vẫn có cá đem về,như vậy các bà mới phục.và tất nhiên lại thích chồng đi câu liên tục.